Motor là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của motor

05-11-2021
Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo motor và nguyên lý hoạt động của nó. Khám phá các bộ phận chính và cách chúng ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ.

Motor là gì? Cấu tạo của motor như thế nào? Cách phân loại motor đơn giản và chuẩn xác ra sao? Những ứng dụng thực tế của motor trong đời sống hiện nay.

Motor là một bộ phận quan trọng giúp các thiết bị, máy móc được hoạt động ổn định. Hiện nay, nhiều người vẫn đang thắc mắc về khái niệm motor là gì? Mô tơ là gì? Cách phân loại motor như thế nào mới chuẩn xác? Những ứng dụng thực tế của motor trong đời sống ra sao?

Motor là gì?

Motor là gì?

Bài viết dưới đây sẽ tổng quát về khái niệm motor là gì? Cấu tạo motor và cách phân chia các loại motor hiện nay.

Tìm hiểu về motor là gì?

Motor là gì? Motor còn có tên gọi là mô tơ, thiết bị có khả năng chuyển động như một động cơ đốt trong. Hiểu đơn giản, đây là bộ phận có nhiệm vụ chuyển hóa từ năng lượng điện sang năng lượng cơ học, giúp tạo ra chuyển động nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu trong đời sống và sản xuất.

Hiện nay, các loại motor điện được sử dụng phổ biến trong gia đình có thể kể đến như quạt điện, máy xay sinh tố, máy giặt, máy bơm nước, máy rửa xe, máy hút bụi, tủ lạnh… Ngoài ra, trong công nghiệp, các loại mô tơ điện còn được lắp đặt  trong hệ thống băng tải, máy nén khí, động cơ xe máy, ô tô và nhiều thiết bị khác.

Motor là gì? Ứng dụng của motor như thế nào?

Motor là gì? Ứng dụng của motor như thế nào?

Vậy, cấu tạo của motor là gì?

Cấu tạo của motor gồm những gì?

Motor có cấu tạo khá đơn giản, gồm hai phần chính: phần tĩnh (stato) và phần quay (roto). Mỗi bộ phận đóng vai quan trọng trong việc vận hành và truyền động của mô tơ điện.

Motor tĩnh (Stato)

Đây là phần cố định đóng vai trò tạo ra từ trường để làm quay roto. Cấu tạo của mô tơ phần stato bao gồm:

  • Lõi thép: Bộ phận có dạng hình trụ rỗng, bên trong được xẻ rãnh để đặt dây quấn. Lõi thường làm từ lá thép kỹ thuật điện ghép lại, với độ dày khoảng 0.35mm - 0.5mm, giúp giảm tổn hao năng lượng.

  • Dây quấn: Thường chế tạo từ dây đồng hoặc nhôm, có nhiệm vụ dẫn điện và tạo từ trường khi có dòng điện chạy qua.

  • Vỏ máy: Được làm từ nhôm hoặc gang, có chức năng bảo vệ lõi thép, đồng thời giúp tản nhiệt, đảm bảo motor hoạt động ổn định.

Cấu tạo của motor là gì?

Cấu tạo của motor là gì?

Motor quay (Roto)

Roto là phần chuyển động của motor, chịu ảnh hưởng từ trường của sato để tạo ra lực quay.

  • Lõi thép: Có dạng hình trụ rỗng, trên mặt lõi có đường rãnh dùng để đặt thanh dẫn hoặc dây quấn.

  • Dây quấn: Roto có 2 loại phổ biến.

+ Roto lồng sóc: Dây quấn được tạo bằng cách đúc nhôm vào trong các rãnh của roto, tạo thành các thanh nhôm song song. Hai đầu thanh nhôm được nối ngắn mạch, đồng thời có các cánh quạt để làm mát khi motor hoạt động. Đây là loại roto đơn giản, bền bỉ và giá thành thấp.

+ Roto dây quấn: Loại roto này có cấu trúc giống với dây quấn stato, nhưng phức tạp hơn và giá thành cao hơn. Nhờ thiết kế đặc biệt này, roto giúp điều chỉnh tốc độ motor linh hoạt hơn.

Sau khi tìm hiểu về khái niệm motor là gì và cấu tạo của motor, hãy cùng khám phá nguyên lý hoạt động của motor để hiểu rõ hơn cách nó vận hành nhé!

Nguyên lý hoạt động của motor

Để động cơ làm việc, stato của động cơ cần được cấp dòng điện xoay chiều, lúc này dòng điện có nhiệm vụ chạy qua dây quấn stato để tạo ra từ trường quay với tốc độ n=60. f/p (vòng/phút).

Trong đó:
f: Tần số của nguồn điện.
p: Số đôi cực của dây quấn stato.

Trong quá trình quay, từ trường sẽ quét qua các thanh dẫn roto, làm xuất hiện sức điện động cảm ứng. Các thanh dẫn có dòng điện nằm trong từ trường sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ rồi đặt vào các thanh dẫn. Lúc này, lực điện sẽ tạo ra momen quay đối với trục roto, làm cho roto quay theo chiều với từ trường. Ngoài ra, roto có tốc độ làm việc nhỏ hơn từ trường, vì vậy roto sẽ quay chậm lại nên được gọi là động cơ không đồng bộ.

Nguyên lý hoạt động của motor là gì?

Nguyên lý hoạt động của motor là gì?

Qua bài chia sẻ trên chắc hẳn quý khách đã hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của motor là gì rồi phải không nào.

Ưu điểm của motor điện

Motor điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất nhờ những ưu điểm vượt trội. Với cấu tạo motor đơn giản nhưng hiệu suất cao, thiết bị này trở thành lựa chọn tối ưu cho nhiều ngành công nghiệp.

Hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng

Một trong những lý do khiến các loại motor điện được ưa chuộng là khả năng chuyển đổi năng lượng điện thành cơ học với hiệu suất suất cao. Nhờ thiết kế tối ưu, motor điện giúp giảm thiểu tổn hao năng lượng, từ đó tiết kiệm điện năng hơn so với các loại động cơ khác.

Độ bền cao, vận hành ổn định

Với cấu tạo của mô tơ đơn giản nhưng chắc chắn, motor điện có tuổi thọ dài và hoạt động ổn định trong thời gian dài mà không cần bảo trì quá nhiều. Đặc biệt, các dòng mô tơ điện hiện đại được cải tiến với vật liệu bền bỉ như lõi thép kỹ thuật điện, dây quấn đồng và vỏ nhôm/gang, giúp tăng khả năng chịu tải và hạn chế hư hỏng.

Thiết kế đa dạng, phù hợp nhiều ứng dụng

Hiện nay, có rất nhiều loại motor điện với kích thước, công suất và kiểu dáng khác nhau, đáp ứng nhu cầu từ gia đình đến công nghiệp. Từ motor quạt điện, máy giặt, máy bơm nước trong gia đình đến mô tơ công suất lớn dùng trong sản xuất, tất cả đều có thiết kế chuyên biệt để phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Thân thiện với môi trường

So với các động cơ sử dụng nhiên liệu đốt trong, motor điện không phát thải khí độc hại, giúp bảo vệ môi trường. Ngoài ra, quá trình vận hành êm ái, ít gây tiếng ồn cũng là một điểm cộng lớn, đặc biệt đối với các loại mô tơ dùng trong không gian sống và làm việc.

Chi phí bảo trì thấp

Nhờ cấu tạo động cơ điện đơn giản và ít bộ phận hao mòn, chi phí bảo trì motor điện thấp hơn đáng kể so với các loại động cơ khác. Hệ thống dây quấn, lõi thép và các bộ phận cơ khí có độ bền cao, giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa và thay thế trong quá trình sử dụng.

Phân loại từng motor đơn giản và chuẩn xác nhất

Ngày nay, motor đang được ứng dụng phổ biến trên thị trường nhờ cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và đem lại nhiều tính năng ưu việt cũng như ứng dụng trong cuộc sống. Vậy, cách phân loại motor là gì?

Induction motor (Động cơ không đồng bộ)

Induction motor còn có tên gọi khác là động cơ cảm ứng, đây là một biến áp tổng quát tùy thuộc vào sự khác biệt nhỏ của tốc độ từ trường quay stator và trục roto. Sự chênh lệch này sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây rotor.

Động cơ không đồng bộ

Động cơ không đồng bộ

Vai trò của induction motor

Động cơ cảm ứng là loại động cơ được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, động cơ có vai trò chuyển đổi năng lượng thành điện cơ năng và cung cấp momen lực. Loại động cơ được ưa chuộng sử dụng bởi những ưu điểm nổi bật như: Dễ điều khiển, lắp đặt, chi phí thấp,…

Ứng dụng của induction motor

Ngày nay, induction motor được ứng dụng trong đời sống, trong đó, phổ biến nhất như: máy xịt rửa cao áp, máy hút bụi công nghiệp, hỗ trợ cho các dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc xe, vệ sinh công nghiệp,… với công việc đòi hỏi áp lực cao, làm việc liên tục đối để đáp ứng các công việc yêu cầu có công suất lớn.

Servo motor là gì?

Servo motor là động cơ đồng bộ được sử dụng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành chuyển động góc quay, thực hiện nhiệm vụ cung cấp lực chuyển động cần thiết để vận hàng các thiết bị máy móc. Muốn động cơ servo hoạt động thì bộ phận không thể thiếu là driver servo.

Động cơ đồng bộ

Động cơ đồng bộ

Vai trò của servo motor

Servo motor có vai trò nhận tín hiệu điều khiển cho đầu ra của trục Servo và cung cấp nguồn cho động cơ DC cho đến khi trục của Servo quay đến vị trí đó.

Ứng dụng của servo motor

Servo motor là một trong những loại động cơ quan trọng trong lĩnh vực điều khiển tự động. Với khả năng định vị chính xác và phản hồi nhanh, servo motor được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, dân dụng và nhiều lĩnh vực công nghệ hiện đại.

  • Ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như ngành điện – điện tử như: Điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong quang học, điều khiển định vị trong hệ quan trắc, điều khiển lập trình trong thiết bị gia công cắt gọt,… 
  • Ứng dụng trong công nghệ máy tính như: các loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in,…

>>> Xem thêm bài viết liên quan khác: Cổng tự động là gì?

Brushless (Động cơ 1 chiều) là gì?

Brushless (động cơ một chiều không chổi than) là động cơ chuyển mạch bằng điện tử có các nam châm di chuyển rotor quanh stator.

Động cơ 1 chiều

Động cơ 1 chiều

Vai trò

Nhiệm vụ của động cơ 1 chiều là đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của motor.

Ứng dụng

Ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực đời sống như: trong tivi, đài FM, ổ đĩa DC, máy in, máy công nghiệp, nhất là trong ngành công nghiệp giao thông tải và thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục thì brushless là bộ phận không thể thiếu.

Step motor (Động cơ bước) là gì?

Step motor (động cơ bước) có khả năng biến đổi các tín hiệu điều khiển ở dạng các xung điện rời rạc và kế tiếp nhau để tạo ra các chuyển động góc quay. Động cơ hoạt động nhờ vào các bộ chuyển mạch điện tử, lúc này các bộ chuyển mạch này sẽ đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo trình tự và tần số nhất định.

Động cơ bước

Động cơ bước

Vai trò

Step motor có vai trò tương tự như servo, tuy nhiên có kết cấu đơn giản hơn, do đó động cơ có độ kỹ thuật không cao nên thường sử dụng trong các loại thiết bị máy móc nhẹ và độ chính xác tương đối.

Ứng dụng

Có thể thấy, động cơ step motor sẽ tự động hóa với các thiết bị điều khiến yêu cầu độ chính xác như: điều khiến bắt, điều khiển robot,... và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ máy tính như: máy in, các loại ổ đĩa cứng/mềm.

Ứng dụng của motor trong đời sống con người hiện nay

Với khả năng ứng dụng phổ biến trong hầu hết các loại ngành nghề từ ngành công nghiệp nặng, lĩnh vực công nghệ máy tính cho đến sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Nhờ cấu tạo motor tối ưu, motor có thể đáp ứng nhu cầu từ sản xuất, vận chuyển đến tự động hoá. Vậy cụ thể, ứng dụng của motor là gì trong từng lĩnh vực?

Trong lĩnh vực công nghiệp nặng

Motor đóng vai trò quan trọng trong các thiết bị cơ khí, giúp di chuyển và kiểm soát hệ thống một cách chính xác. Một số ứng dụng tiêu biểu gồm:

  • Hệ thống băng tải, cần trục, thang máy sử dụng motor để nâng hạ và vận hành liên tục.
  • Motor trong dây chuyền sản xuất: Được ứng dụng trong máy nghiền đá, máy ép, máy cán thép, giúp tối ưu năng suất trong ngành công nghiệp chế tạo.
  • Chế tạo robot công nghiệp bởi các loại mô tơ điện giúp điều khiển cánh tay robot, băng chuyền tự động hoá trong nhà máy.
  • Ở nhiều quốc gia, motor được sử dụng trong đầu máy xe lửa, động cơ điện 3 pha của tàu điện và phương tiện giao thông thông minh.

 

Trong lĩnh vực công nghệ máy tính

Ít ai biết rằng motor điện còn có vai trò quan trọng trong ngành công nghệ máy tính, điển hình như:

  • Ổ cứng (HĐ), ổ quang (CD/DVD-ROM): Các motor tốc độ cao giúp điều khiển đĩa quay ổn định, đảm bảo dữ liệu được đọc và ghi chính xác.
  • Quạt tản nhiệt trong máy tính: Motor được sử dụng để điều khiển quạt làm mát CPU, card đồ hoạ và nguồn máy tính.
  • Máy in, máy scan: Mô tơ điện giúp kiểm soát chuyển động của đầu in và giấy, đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru.

Trong sinh hoạt gia đình

Trong đời sống hàng ngày, hầu như mọi gia đình đều sử dụng các loại motor điện để vận hành thiết bị gia dụng:

  • Thiết bị làm mát: Máy lạnh, quạt điện, máy điều hoà.
  • Thiết bị vệ sinh: Máy hút bụi, máy giặt, máy sấy quần áo
  • Thiết bị bếp: Máy xay sinh tố, máy ép trái cây, máy đánh trứng.
  • Thiết bị dân dụng cỡ nhỏ: Máy sấy tóc, đèn pin sạc điện, bàn chải đánh răng điện.

 

Ứng dụng của động cơ trong cuộc sống

Ứng dụng của động cơ trong cuộc sống

Motor ngày càng được ứng dụng rộng rãi từ những thiết bị nhỏ như đèn pin, máy sấy tóc cho đến trong các ngành công nghiệp nặng, có thể thấy đây là thiết bị quan trọng góp mặt nhằm hỗ trợ cho người dùng trong từng ngóc ngách của đời sống hằng ngày. Nếu quý khách qua tâm đến sản phẩm motor là gì thì hãy liên hệ Công ty TNHH Sinh Tài để được tư vấn nhé!

Địa chỉ cung cấp mô tơ chính hàng, chất lượng

Khi tìm mua mô tơ điện, ngoài việc quan tâm đến cấu tạo motor, người dùng còn cần chú trọng đến nguồn cung cấp để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. Một đơn vị uy tín không chỉ cung cấp motor chính hãng mà còn hỗ trợ tư vấn lựa chọn các loại motor điện phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hiện nay, Thiết Bị Cửa Sinh Tài là một trong những địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp mô tơ điện chính hãng, đa dạng mẫu mã từ motor công nghiệp, motor gia dụng đến các loại mô tơ điện chuyên dụng. Với cam kết về chất lượng, chính sách bảo hành rõ ràng và giá cả cạnh tranh, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm mô tơ bền bỉ, vận hành ổn định.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về cấu tạo động cơ điện cũng như chọn loại motor phù hợp, hãy liên hệ ngay với Thiết Bị Cửa Sinh Tài để được hỗ trợ tốt nhất!

Lời kết

Nhìn thì phức tạp, nhưng khi bóc tách ra từng phần, cấu tạo motor lại vô cùng logic và dễ hiểu. Nắm rõ bên trong vận hành ra sao không chỉ giúp bạn yên tâm khi sử dụng, mà còn tiết kiệm kha khá thời gian và chi phí khi cần sửa chữa hay thay thế. Dù là dân kỹ thuật hay chỉ đơn giản là người dùng quan tâm, hiểu motor từ “gốc” luôn là một lợi thế đáng giá.

>>> BẠN CÓ BIẾT: Cửa tự động là gì?


Zalo
Zalo